GIÁO ÁN LÀM QUEN VĂN HỌC: Thơ "Bé ơi"
I. Mục đích yêu cầu.
1, Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác, đọc thuộc thơ.
2, Kỹ năng:
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ và trả lời được các câu hỏi của cô.
3.Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát “Tay thơm tay ngoan”.
III. Tiến hành tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức .
- Cô và trẻ cùng hát bài “Tay thơm tay ngoan”, gợi hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa hát bài gì? Bàn tay để làm gì?
+ Để hai bàn tay luôn sạch đẹp thì chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2: Giới thiệu và đọc thơ cho trẻ nghe.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 1, hỏi trẻ tên bài thơ?
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ.
* Trích dẫn và đàm thoại về nội dung bài thơ:
- Các con vừa được đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Câu thơ “Bé này bé ơi… đất cát” khuyên bé điều gì?
- Vì sao không được chơi đất cát?
- Khi cô cho các con chơi ở góc thiên nhiên thì các con phải làm gì sau khi chơi?
- Nếu trời nắng to thì phải làm gì? Tại sao?
- Cô dạy các con ăn xong không được làm gì? Vì sao?
- Mỗi buổi sáng ngủ dậy cần phải làm gì?
- Bây giờ chúng ta không chỉ đánh răng vào buổi sáng mà cần đánh răng lúc nào nữa?
- Sắp đến bữa ăn phải làm gì?
- Qua bài thơ các con rút ra được bài học gì cho bản thân?
* GDT: Biết bảo vệ, chăm sóc cơ thể mình, không chơi đùa nghịch với đất cát, khi nắng to hãy chơi ở bóng mát, ngủ dậy nhớ đánh răng, rửa mặt sạch sẽ, trước khi ăn nhớ rửa tay.
* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ.
- Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 - 3 lần.
- Cho trẻ đọc thi đua nhau giữa các tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho trẻ đọc giọng đọc to, giọng đọc nhỏ. Đọc luân phiên theo tổ.
* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ chơi t/c “Mũi cằm tai” và chuyển hoạt động.
v
I. Mục đích yêu cầu.
1, Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác, đọc thuộc thơ.
2, Kỹ năng:
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ và trả lời được các câu hỏi của cô.
3.Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát “Tay thơm tay ngoan”.
III. Tiến hành tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức .
- Cô và trẻ cùng hát bài “Tay thơm tay ngoan”, gợi hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa hát bài gì? Bàn tay để làm gì?
+ Để hai bàn tay luôn sạch đẹp thì chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2: Giới thiệu và đọc thơ cho trẻ nghe.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 1, hỏi trẻ tên bài thơ?
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ.
* Trích dẫn và đàm thoại về nội dung bài thơ:
- Các con vừa được đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Câu thơ “Bé này bé ơi… đất cát” khuyên bé điều gì?
- Vì sao không được chơi đất cát?
- Khi cô cho các con chơi ở góc thiên nhiên thì các con phải làm gì sau khi chơi?
- Nếu trời nắng to thì phải làm gì? Tại sao?
- Cô dạy các con ăn xong không được làm gì? Vì sao?
- Mỗi buổi sáng ngủ dậy cần phải làm gì?
- Bây giờ chúng ta không chỉ đánh răng vào buổi sáng mà cần đánh răng lúc nào nữa?
- Sắp đến bữa ăn phải làm gì?
- Qua bài thơ các con rút ra được bài học gì cho bản thân?
* GDT: Biết bảo vệ, chăm sóc cơ thể mình, không chơi đùa nghịch với đất cát, khi nắng to hãy chơi ở bóng mát, ngủ dậy nhớ đánh răng, rửa mặt sạch sẽ, trước khi ăn nhớ rửa tay.
* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ.
- Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 - 3 lần.
- Cho trẻ đọc thi đua nhau giữa các tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho trẻ đọc giọng đọc to, giọng đọc nhỏ. Đọc luân phiên theo tổ.
* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ chơi t/c “Mũi cằm tai” và chuyển hoạt động.