Đánh giá ngoài
TRƯỜNG MẦN NON TT TÂY ĐẰNG
HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON THEO THÔNG TƯ 19/2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MẦN NON TT TÂY ĐẰNG
HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG MẦM NON THEO THÔNG TƯ 19/2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO.
Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt độngcủa nhà trường, phù hợp với đơn vị và địa phương.
Ban giám hiệu nhà trường được dự lớp tập huấn tại Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội theo danh sách ngày 11/02/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì với nội dung theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
Sau khi được tập huấn, Ban giám hiệu trực tiếp triển khai công tác tự đánh giá theo các tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non, đúng quy trình, đúng hướng dẫn, đảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học. tới toàn thể giáo viên trong trường.
I. THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG
Hiệu trưởng nhà trường ra Quyết định số 12/QĐ-MNTĐ ngày 09 tháng 01 năm 2019 Quyết định thành lập Hội đồng TĐG trường gồm 9 thành viên do bà Nguyễn Thị Hải Yến - Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng
Hoạt động tự đánh giá của nhà trường được thực hiện đúng quy trình Bộ GD&ĐT hướng dẫn theo 7 bước:
- Thành lập hội đồng tự đánh giá
- Lập kế hoạch tự đánh giá.
- Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
- Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.
- Viết báo cáo tự đánh giá.
- Công bố báo cáo tự đánh giá.
Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá
Hội đồng tự đánh giá đã triển khai các cuộc họp để thống nhất quy trình công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm tới từng thành viên trong Hội đồng.
Hình ảnh: Triển khai công tác tự đánh giá trường mầm non theo TT19
Các tiêu chuẩn đánh giá được chia thành 5 nhóm, các nhóm được Phân công các giáo viên, bầu nhóm trưởng, số lượng người được phân công trong các nhóm tùy thuộc vào từng tiêu chuẩn, tiêu chuẩn có nhiều tiêu chí thì được phân công nhiều người và ngược lại. Mỗi nhóm phải thực hiện nhiệm vụ thu thập tài liệu minh chứng, mã hóa minh chứng
II. HƯỚNG DẪN VIẾT PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ
Phiếu đánh giá tiêu chí có nội dung và thể thức theo quy định của Bộ GDĐT; nội dung các mục trong Phiếu đánh giá tối thiểu đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Mô tả hiện trạng
Thực hiện mô tả hiện trạng lần lượt từng mức đánh giá đối với từng chỉ báo; mỗi chỉ báo được trình bày dưới dạng một đoạn văn; phần mô tả hiện trạng của mỗi chỉ báo cần làm rõ các vấn đề sau:
+ Căn cứ các yêu cầu của chỉ báo, mô tả thực trạng hiện có của nhà trường (có gì?), những việc nhà trường đã (hoặc chưa) thực hiện (đã làm gì? làm như thế nào?) để thể hiện nhà trường đã đáp ứng (hoặc chưa đáp ứng) các yêu cầu của chỉ báo; để thể hiện các việc nhà trường làm có kế hoạch, có rà soát, có kiểm tra đánh giá việc thực hiện. Ngay sau mỗi ý diễn tả có mã minh chứng đi kèm;
+ Đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu của chỉ báo (so sánh kết quả đạt được với yêu cầu chung, so với các trường khác cùng có điều kiện tương đồng kinh tế - xã hội, văn hóa; nêu cụ thể những việc chưa thực hiện được theo yêu cầu chung, chưa thực hiện được theo “kỳ vọng” với khả năng thực tế của nhà trường(để thấy được điểm yếu); nêu cụ thể những việc đã thực hiện “vượt trên” yêu cầu hoặc sự cố gắng lớn, phấn đấu của nhà trường để đạt yêu cầu chung (để thấy được điểm mạnh).
2. Điểm mạnh:
Nêu những điểm mạnh nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các nội hàm của từng chỉ báo trong mỗi tiêu chí (dựa trên hiện trạng, kết quả nhà trường đã thực hiện được so với yêu cầu của tiêu chí và mục tiêu, kế hoạch đã đề ra). Những điểm mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội dung của mục “Mô tả hiện trạng”.
3. Điểm yếu:
Nêu những điểm yếu cơ bản của nhà trường trong việc đáp ứng các nội hàm của từng chỉ báo trong mỗi tiêu chí (dựa trên hiện trạng, kết quả nhà trường đã thực hiện được so với yêu cầu của tiêu chí và mục tiêu, kế hoạch đã đề ra). Có thể giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát trên cơ sở nội dung của mục “Mô tả hiện trạng”.
Lưu ý: Khi xác định điểm mạnh, điểm yếu nên so sánh với các yêu cầu chung, bối cảnh cụ thể, với các trường có điều kiện tương đồng, có sứ mạng tương tự và với chính khả năng của nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Trong phần này phải nêu được các ý cơ bản sau:
- Nội dung: Nêu được các việc cần làm để phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong tiêu chí. Các việc nêu ra phải cụ thể (tránh chung chung) và có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất,…), phù hợp với cơ chế, chính sách hiện hành. Kế hoạch cải tiến chất lượng phải đảm bảo tính tổng thể; phải đặt các công việc cần cải tiến của mỗi tiêu chí trong mối quan hệ với tất cả các tiêu chí. Hội đồng TĐG và lãnh đạo nhà trường phải cân nhắc, điều chỉnh, cân đối sao cho kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế mà vẫn đảm bảo được những việc cần ưu tiên để làm trước, những việc sẽ làm sau. Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.
- Thời gian thực hiện: Nêu mốc thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành.
- Giải pháp thực hiện: Nêu giải pháp cụ thể, phân công nhân lực thực hiện, kinh phí cần có và các biện pháp giám sát,...
5. Tự đánh giá:
Chỉ báo được công nhận đạt khi tất cả các nội hàm của chỉ báo đạt yêu cầu; tiêu chí đánh giá được công nhận đạt khi tất cả các chỉ báo trong tiêu chí đạt yêu cầu. Tiêu chí được đánh giá đạt Mức 1 khi tất cả các tiêu chí của Mức 1 đạt; đạt Mức 2 khi đạt Mức 1 và tất cả các tiêu chí của Mức 2 đạt; đạt Mức 3 khi đạt Mức 2 và tất cả các tiêu chí của Mức 3 đạt.
III. BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
Báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan. Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trongđó phương pháp chủ yếu là khảo sát thực tế tất cả các mặt hoạt động của nhà trường liên quan đến nội dung bộ tiêu chuẩn; sưu tầm thông tin, minh chứng, so sánh, đối chiếu và phân tích các dữ liệu có liên quan… Trong quá trình tự đánh giá, nhà trường đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non(theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT), hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non (theo Công văn số 5942/BGDĐT-QLCL) làm cơ sở cho việc tiến hành tự đánh giá của nhà trường, sử dụng máy vi tính, máy in, mạng internet, hồ sơ lưu trữ của nhà trường… để khai thác thông tin, minh chứng và viết báo cáo.
Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường đánh giá.
Trên đây là bản tóm tắt hướng dẫn cho giáo viên của trường để hiểu biết thêm về quy trình làm công tác kiểm định chất lượng tự đánh giá trường .